Ăn mì tôm có béo không? Những tác hại khi ăn mì tôm quá nhiều

Mì tôm là món ăn vô cùng tiện lợi được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn băn khoăn không biết ăn mì tôm có béo không và liệu ăn quá nhiều mì gói có hại gì cho sức khỏe không. Hãy tìm lời giải đáp cho những vấn đề trên trong bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

1. Ăn mì tôm có béo không?

Mì tôm hay mì gói đã trở thành một món quen thuộc của nhiều người trong xã hội hiện nay. Có thể nói đây là một món ăn rất tiện dụng và dễ ăn, được nhiều người trên toàn thế giới sử dụng. Và 4 lý do sự thống trị của mì tôm trong chuỗi đồ ăn nhanh tại Việt Nam:

+ Mì tôm có hương vị thơm ngon, hấp dẫn kết hợp được với nhiều loại thực thẩm.

+ Nhanh chóng tiện lợi, dễ dàng sử dụng khi chỉ mất vài phút để chuẩn bị.

+ Nhỏ gọn, dễ dàng mang đi sử dụng ở nhiều hoàn cảnh.

+ Giá thành phù hợp túi tiền người dân.

Hầu hết, các loại mì tôm trên thị trường hiện nay có nguyên liệu chính bột mì. Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, loại bột này có giá trị thành phần dinh dưỡng vừa phải, với lượng calo cùng chất béo luôn nằm trong mức thấp. Vậy ăn mì tôm có tăng cân không?

Thông thường, trong một gói mì tôm chứa khoảng 190 calo, tương đương với một bữa ăn nhẹ tiện lợi, không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thực sự của cơ thể. Trong khi đó, khẩu phần calo chuẩn mà cơ thể phụ nữ cần trong một bữa ăn là 300 – 500 calo và nam giới là 400 – 600 calo.

ăn mì tôm có béo khôngĂn mì tôm có béo không?

Bên cạnh đó, calo trong mì tôm chứa nhiều carbohydrate, khiến cơ thể tăng 33,7 % chất béo và 10,7 % lượng protein. Mức năng lượng mà một gói mì bổ sung cho cơ thể là rất thấp so với lượng năng lượng cần thiết, do đó, rất khó có khả năng gây tăng cân.

Ngoài ra, hàm lượng chất béo, chất đạm cũng không cao, chất xơ và các vitamin hầu như không có nên mì gói thậm chí còn không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của một bữa ăn bình thường. Như vậy, quan niệm cho rằng ăn mì gói gây béo phì là hoàn toàn không đúng. Nếu chỉ ăn mì gói trong một thời gian dài, cơ thể bạn không những không mập lên mà còn xanh xao do thiếu chất.

2. Một số tác hại khi ăn mì tôm quá nhiều

Mì tôm vốn không phải là món ăn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích ăn mỗi ngày. Trong mì tôm mang nhiều chất có hại, tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn. Cụ thể:

Không tốt cho tiêu hóa: Mì gói được sấy khô sau khi đã chiên qua dầu mỡ. Loại thực phẩm này còn chứa rất nhiều dầu và nhiều hương liệu, chất phụ gia. Do đó, ăn mì thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Điều này lâu dần có thể gây rối loạn chức năng dạ dày, khiến bạn dễ bị đầy hơi, đau dạ dày…

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch: Các chất béo trong mì tôm là chất béo bão hòa, có thể gây ra các bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ hay các bệnh liên quan đến tim mạch.

Đẩy nhanh quá trình lão hóa: Chất dầu mỡ trong mì tôm sẽ làm giảm tốc độ oxy hóa tự nhiên, ảnh hưởng xấu đến hệ nội tiết và gia tăng quá trình lão hóa. 

Gây hại cho thận: Lượng muối trong mì tôm thường cao hơn rất nhiều lần so với lượng được khuyến nghị, khi được đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho thận, trong trường hợp nặng có thể dẫn đến sỏi thận. 

Gây loãng xương: Trong mì tôm còn chứa nhiều phosphate, một chất giúp bạn thấy ngon miệng hơn nhưng lại ảnh hưởng đến xương, gây loãng xương, mất xương và răng cũng bị ảnh hưởng.

Xem thêm: Ăn thịt bò có béo không? Những lưu ý cần biết khi ăn thịt bò

3. Ăn mì tôm đúng cách

Để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo cần bổ sung thêm rau xanh và các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protein thiếu hụt trong mì ăn liền.

Bạn có thể sử dụng gia vị bên ngoài như bột canh, bột ngọt, bột nêm (loại tự làm) để nấu vào mì. Vì sử dụng gia vị bên ngoài có thể hạn chế những chất dầu mỡ, phụ gia không phù hợp với sức khỏe.

Không nên dùng mì gói cho bữa ăn chính mà chỉ nên dùng 1 đến 2 lần trong tuần hoặc hạn chế đến mức tối đa việc ăn mì gói.

4. Ăn bánh mì có béo không?

ăn bánh mì có béo khôngĂn bánh mì có béo không?

Bên cạnh thắc mắc ăn mì tôm có béo không, thì nhiều bạn đang có ý định giảm cân cũng quan tâm đến việc ăn bánh mì có béo không để điều chỉnh thực đơn phù hợp. 

Trong bánh mì có chứa carbohydrat nhưng với hàm lượng nhỏ và lượng calories cũng ít hơn rất nhiều so với lượng calories mà cơ thể đốt cháy mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng tinh bột có trong bánh mì được chế biến từ hạt lúa mì nguyên cám giúp kiềm chế cảm giác đói, kiểm soát được lượng đường và tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp duy trì cân nặng hiệu quả. Cùng với đó, lượng vitamin B, chất xơ và carbohydrate phức hợp tạo ra năng lượng hoạt động, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 

Vậy ăn bánh mì có béo không? Thực tế thì là không. Tuy nhiên, bạn cần phải biết là không nên ăn bánh mì trắng hoặc một số loại bánh mì được chế biến với nhiều dầu mỡ như bánh mì hamburger, bánh mì kẹp thập cẩm… bởi các loại bánh mì này không những không giúp giảm cân mà còn có nguy cơ làm tăng cân.

Trong thực đơn hàng ngày, bánh mì chỉ nên xuất hiện một lần vào buổi sáng hoặc một trong hai bữa ăn nhẹ. Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 lát bánh mì, tương đương 480 – 640 calo/ngày. Nếu ăn quá nhiều, tăng cân là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, bạn nên chọn các loại bánh mì được làm từ hạt lúa mì có chứa lượng vitamin nhóm B, carbohydrate phức hợp giúp tạo ra năng lượng trong cơ thể, duy trì sức khỏe.

Bên cạnh đó, bạn không nên ăn bánh mì vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ vì thời gian này cơ thể ít vận động, năng lượng dư thừa sẽ nhanh chóng được tích tụ thành mỡ trắng tại các vùng eo, bụng, đùi… khiến cho cơ thể bạn dễ béo, làm uổng phí công sức giảm cân.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn trả lời các câu hỏi: ăn mì tôm có tăng cân không hay ăn bánh mì có béo không? Qua đó, bạn sẽ biết cách điều chỉnh thực đơn phù hợp trong quá trình giảm cân.

Tổng hợp

Facebook Comments
Rate this post