Rượu chuối hột có tác dụng gì? Là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Rượu chuối hột được biết đến là loại rượu có nhiều tác dụng tốt chữa được sỏi thận, đau dạ dày, tốt cho tiêu hóa, chống táo bón, tăng cường sinh lý… Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây.
Mục Lục
1. Rượu chuối hột là rượu gì?
Cây chuối hột rừng có thân cao từ 3 – 4m. Thân chuối mọc thẳng, phần lá dài, hoa chuối màu đỏ vàng. Một nải chuối rừng có nhiều quả, chứa nhiều hạt bên trong.
Chuối hột ngâm rượu thơm ngon. Có loại to, nhỏ khác nhau. Thông thường người ta thích ngâm chuối hột nhỏ hơn, vì chúng nhiều nhựa, càng nhiều nhựa lại càng thơm ngon.
Rượu chuối hột có tác dụng gì?
2. Rượu chuối hột có tác dụng gì?
Rượu chuối hột có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, đau dạ dày.
Rượu chuối hột rừng là thức uống ưa thích của các quý ông. Bởi nó giúp bổ thận, tráng dương tăng cường sinh lực cho phái mạnh.
Rượu kết hợp với một số loại thuốc khác, có tác dụng tốt trong việc chữa cảm sốt, hắc lào, táo bón …
Rượu chuối hột hỗ trợ tiêu hóa tốt, điều trị biếng ăn, táo bón.
Cải thiện tình trạng đau mỏi lưng, khắc phục tình trạng mất ngủ.
Uống rượu ngâm chuối hột có tác dụng gì?
➤ Xem thêm: Hướng dẫn cách ngâm rượu chuối hột rừng
3. Các công dụng khác từ chuối hột rừng
3.1 Hạt chuối hột rừng
Giúp trị đau mỏi xương khớp: Dùng 200g hạt chuối hột giã nát và ngâm với rượu 40 độ trong vòng 10 ngày. Nên sử dụng ngày 2 lần, mỗi lần uống 15ml, dùng vào trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Lưu ý ngâm rượu càng lâu càng tốt, sẽ phát huy tác dụng tốt hơn.
Chữa bệnh sỏi thận: Dùng hạt chuối đã phơi khô, sau đó tán nhỏ để nấu nước uống. Dùng 7 – 10 thìa bột hạt chuối hột cho vào 2 lít nước đun sôi. Khi nước cạn còn 2/3 lượng nước ban đầu thì tắt bếp để nguội ấm. Người dùng có thể sử dụng uống thay nước trà hàng ngày. Duy trì từ 2 – 3 tháng để có hiệu quả rõ rệt.
3.2 Quả chuối hột rừng
Có tác dụng chữa hắc lào bằng cách bôi nhựa chuối trực tiếp vào vùng bị nhiễm.
Quả chuối hột non có thể sử dụng làm gỏi ăn cùng sứa, cá để phòng bệnh tiêu chảy.
3.3 Vỏ quả chuối hột rừng
Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt: sử dụng để chữa đau bụng kinh. Dùng 50g vỏ quả chuối hột, phơi khô, sau đó sao vàng, tán thành bột mịn. Sử dụng cùng 3g cam thảo, 5g quê chi, cùng mật ong, bột vỏ chuối hột, nặn thành các viên nhỏ 5g. Sau đó ngày sử dụng 1 viên chia làm 3 lần uống trong ngày. Cách làm này sẽ giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh đáng kể.
Chữa bệnh kiết lị: Lấy 30g vỏ quả chuối hột rừng, 30g vỏ quả lựu, 20g búp ổi. Sau đó phơi khô, thái nhỏ và sắc lấy nước uống.
Chuối hột rừng có tác dụng gì?
3.4 Lá chuối hột
Có tác dụng đối với người bị nôn ra máu, băng huyết: Lấy 20g lá chuối và 30g tinh tre, sau đó phơi khô đem đốt và tán nhỏ. Hãm nước sôi uống một ngày một lần.
3.5 Hoa chuối hột
Kích thích tuyến sữa mẹ: hầm hoa chuối, luộc hoặc làm gỏi để ăn. Giúp tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sau sinh.
Chữa táo bón: Hoa chuối luộc hoặc trộn gỏi thịt gà ăn có tác dụng tăng cường chất sơ, chống táo bón rất tốt. Lưu ý khi chế biến để loại bỏ vị đắng cần luộc thật kỹ, vừa đảm bảo an toàn, vừa sạch sẽ.
3.6 Thân chuối hột rừng
Ổn định đường huyết: Nước từ lỗ rỗng trên thân cây để qua đêm, uống có tác dụng ổn định đường huyết.
Ngoài ra, theo một số tài liệu y học cổ truyền trong và ngoài nước. Sắc lá và thân chuối hột rừng giúp lợi tiểu mạnh.
3.7 Củ chuối hột rừng
Chữa kiết lỵ ra máu: Có thể kết hợp củ chuối cùng củ sả. Dùng mỗi thứ 5g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 300ml, còn cạn 50ml thì bạn ra uống, mỗi ngày một lần
Giúp chữa sốt cao, cảm nắng: Lấy củ chuối hột rừng rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.
Bài viết đã giải đáp câu hỏi rượu chuối hột có tác dụng gì cũng như tác dụng của các bộ phận khác của cây chuối hột rừng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.