Khoảng cách giàu – nghèo giữa các sinh viên ngày càng tăng

Sự phân tầng đẳng cấp trong xã hội ngày càng cao dẫn đến khoảng cách giàu – nghèo giữa cách sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực.

Sự phân tầng xã hội lớn kéo theo khoảng cách giàu – nghèo giữa các sinh viên ngày càng tăng

Mục Lục

Thực trạng đời sống sinh viên Việt Nam

Theo tin tức giáo dục, số lượng thí sinh vượt qua kỳ thi THPT quốc gia 2018 để trở thành tân sinh viên của một trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam ngày càng nhiều. Bởi để vào được cao đẳng, đại học không phải là quá khó. Có những trường chỉ xét tuyển học bạ. Cụ thể, các thí sinh chỉ cần đỗ tốt nghiệp THPT và có điểm trung bình học tập năm lớp 12 đạt từ 5,5 điểm trở lên là đã có thể trở thành tân sinh viên của một số trường nổi tiếng về ngành y dược như: Cao Đẳng Y tế Hà Nội, Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

Vào cao đẳng, đại học dễ hơn thì đồng nghĩa với việc số lượng sinh viên Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Cuộc sống sinh viên muôn màu, muôn vẻ. Sinh viên xa nhà thường mắc nhiều cạm bẫy của xã hội. Một số bạn ý thức được, biết làm những điều lành lánh dữ nhưng ngược lại có không ít thanh niên bị sa ngã, bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc đời.

Khoảng cách giàu – nghèo giữa các sinh viên ngày càng tăng

Cuộc sống sinh viên Việt Nam đa phần khó khăn, thiếu thốn, phải đi thuê trọ. Tuy nhiên, có một thực tế là có nhiều sinh viên được bao bọc trong nhung lụa, có cuộc sống đủ đầy với nhiều tiện nghi rất dễ ghen tỵ

Chẳng hạn như có những bạn phải trọ trong căn phòng ẩm thấp, giột, khu ổ chuột, mùa mưa thì ngập lụt, mùa hè thì nắng gắt,…thiếu nước, mất nước là chuyện thường xuyên xảy ra. Họ đang mơ về những căn phòng đủ đầy tiện nghi, điều hòa, nóng lạnh,… như những sinh viên có điều kiện tốt hơn.

Mặc cùng chiếc áo cử nhân nhưng mỗi người mỗi cảnh khác nhau

Chẳng hạn như có những bạn đến phương tiện tối thiểu nhất là chiếc xe đạp để đến trường vẫn chưa có ( ở xa điểm dừng xe bus) thì có những bạn suốt ngày cưỡi trên con xe tay ga chạy bon bon từ nơi này đến nơi khác với quần áo, đầu tóc bóng mượt.

Thực tế này cũng xuất phát từ sự phân hóa giàu – nghèo trong xã hội ngày càng tăng. Những người giàu thì ngày càng giàu và ngược lại những người nghèo thì ngày càng cùng cực, khốn khó. Sinh viên giàu – nghèo chưa hẳn do bố mẹ giàu hay nghèo nhưng rõ ràng điểm xuất phát cao hơn thì đà để phát triển sẽ cao hơn nhiều.

Ảnh hưởng của sự phân hóa giàu – nghèo trong đời sống sinh viên

Có rất nhiều tác động tiêu cực do khả năng kinh tế không đồng đều giữa các sinh viên. Từ phòng trọ, đến lớp học, từ trường học cho đến các hoạt động thiện nguyện khác của xã hội,… đều thấy rõ sự phân hóa.

Nếu là ở phòng trọ: những sinh viên không có điều kiện rất khó để theo các bạn có điều kiện hơn. Làm sao đủ tiền để mua những món ăn đắt đỏ kia, làm sao có tiền để đi trà sữa mỗi ngày, làm sao có đủ tiền để mua sắm cái này cái khác khi mà cha mẹ của các bạn đang ngày đêm làm việc, bòn mót từng nghìn đồng bạc lẻ để nuôi con ăn học.

Cứ như thế, các bạn rất khó để hòa nhập với nhau. Tất nhiên, nhiều người giàu vẫn có cái nhìn đồng cảm, thông cảm với những người khốn khổ. Nhưng thực tế, sự tự ti, mặc cảm về số phận có thể khiến các bạn buông xuôi, tuyệt vọng nếu không biết biến nó thành động lực vươn lên.

Đáng sợ hơn, có những bạn “đú” theo con nhà giàu, bắt chước cách ăn mặc, ăn uống, mua sắm của “con nhà người ta”, bất chấp mọi nghịch cảnh éo le của bố mẹ, của gia đình, bất chấp sự kỳ vọng của họ, thậm chí cả sự kì vọng của quê hương. Những thành phần này dễ sa vào các tệ nạn xã hội, dễ bị ma lực đồng tiền lôi kéo dẫn đến làm những việc trái lương tâm.

Hiện nay, các trường cao đẳng, đại học đã có nhiều chương trình miễn giảm học phí cho những sinh viên nghèo có thành tích xuất sắc trong học tập. Đây là một cơ hội tốt để các bạn phấn đấu. Không những thế, thời gian rảnh của sinh viên tương đối nhiều.Hãy tận dụng thời gian quý giá này để làm những công việc kiếm thêm thu nhập cũng như học hỏi kinh nghiệm cho riêng mình.

 

 

 

 

 

Facebook Comments
Rate this post