Chăm sóc sức khỏe bà bầu trong 3 tháng đầu như thế nào cho tốt?

Chăm sóc sức khỏe bà bầu là điều rất quan trọng với cả mẹ và bé, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vậy bạn đã biết cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu trong giai đoạn cực kỳ quan trọng này chưa?

Khám và xét nghiệm thai kỳ

3 tháng đầu là giai đoạn tiềm ẩn nguy cơ nhất với mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai. Giai đoạn này, thai nhi sẽ bắt đầu hình thành, phát triển các cơ quan trong cơ thể. Nếu không đi khám và xét nghiệm đầu đủ, mẹ có thể vô tình bỏ qua các dị tật bẩm sinh mà bé mắc phải. Việc thăm khám cũng giúp bà bầu kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình. Qua đó bà bầu có thể chăm sóc sức khỏe theo hướng tốt nhất và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tìm hiểu thêm kiến thức để có thể nhận biết những dấu hiệu bất thường có thể dẫn đến nguy hiểm trong thai kỳ. Khi có bất kì dấu hiệu nào, bà bầu nên đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe” – chia sẻ của cô Minh L, giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng y dược Sài Gòn.

Cải thiện tình trạng ốm nghén

Trong những tháng đầu thai kỳ, ốm nghén là điều mà hầu như bà bầu nào cũng gặp phải. Đó là một trong những điều khó chịu nhất với bà bầu. Để hạn chế và cải thiện những cơn ốm nghén, bà bầu có thể thực hiện những điều sau:

  • Nhấm nháp một ít đồ ăn vặt khi thức dậy. Nếu có thể, bà bầu nên nằm nghỉ trước khi rời khỏi giường 20 -30 phút.
  • Để cải thiện dinh dưỡng cũng như tránh tình trạng ốm nghén khiến bà bầu không thể ăn được gì thì bà bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày. Thay vì 3 bữa chính hằng ngày như bình thường thì bà bầu có thể chia nhỏ thành 5 hoặc 6 bước.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng thiếu nước khi bà bầu bị nghén. Bên cạnh đó bà bầu cũng cần bổ sung Vitamin B6 và kẽm để cải thiện là làm giảm tình trạng ốm nghén.
  • Luôn mang theo một ít đồ ăn vặt như bánh quy, hoa quả khô,…
  • Sử dụng gừng, vỏ cam, củ cải… để giảm cảm giác buồn nôn khi ốm nghén.  Bà bầu có thể uống nước gừng ấm mỗi sáng để giảm nôn và cảm giác buồn nôn.

Chanh, gừng…giúp bà bầu cải thiện chứng buồn nôn rất tốt

Chanh, gừng…giúp bà bầu cải thiện chứng buồn nôn rất tốt

Quan tâm đến giấc ngủ

Trong chăm sóc sức khỏe cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kì, giấc ngủ là phần quan trọng cần quan tâm. Khi mang thai, bà bầu có những thay đổi hormone làm khiến bà bầu có thể khó ngủ trong 3 tháng đầu. Ốm nghén cũng là nhân tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà bầu trong giai đoạn này.

Giấc ngủ rất quan trọng với bà bầu. Một số mẹo sau đây có thể giúp bà bầu có giấc ngủ ngon bao gồm:

    • Ngủ đúng tư thế: Tư thế ngủ nằm nghiêng về phía bên trái và kê chân lên cao là tư thế lí tưởng giúp bà bầu giảm khó chịu.

  • Luyện tập thể dục đều đặn

  • Ngủ trưa vừa phải: Ngủ quá nhiều vào ban ngày có thể khiến bà bầu khó ngủ được ngon và sâu giấc vào ban đêm.
  • Hình thành thói quen ngủ đúng và đủ giờ.
  • Tránh xem tivi, sử dụng máy tính, điện thoại trước giờ đi ngủ 2 tiếng.
  • Không dùng các loại đồ uống có chứa chất kích thích
  • Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối
  • Tránh ăn những món chiên, rán nhiều dầu mỡ trước khi đi ngủ. Bà bầu nên uống một ly sữa nóng để có giấc ngủ ngon hơn.
  • Kết hợp các liệu pháp tâm lý như nghe nhạc thiền, mát-xa, tránh căng thẳng để cải thiện giấc ngủ cho bà bầu.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga là lựa chọn lý tưởng cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga là lựa chọn lý tưởng cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Không chỉ trong 3 tháng đầu  mà trong suốt 9 thai kì, bà bầu nên duy trì chế độ tập luyện thường xuyên. Điều này giúp tăng cường sức khỏe cho bà bầu và hạn chế được những biến chứng có thể trong thai kỳ. Việc thường xuyên vận động trong khi mang thai cũng giúp bà bầu “vượt cạn” dễ dàng hơn.

Bà bầu nên chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, tránh các hoạt động phải vận động và sử dụng sức nhiều. Những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp bà bầu giải tỏa căng thẳng mệt mỏi cũng như có sức khỏe tốt hơn.

Trên đây là những chia sẻ để giúp bà bầu có sức khỏe tốt nhất trong 3 tháng đầu thai kì. Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn và gia đình có thể chăm sóc tốt nhất cho bà bầu trong 3 tháng đầu cũng như cả thai kỳ.

Facebook Comments
5/5 - (1 bình chọn)