Bệnh tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết

Theo một số cuộc khảo sát, 2-10% mẹ bầu có nguy cơ bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Bệnh này gây nhiều ảnh hưởng xấu cho mẹ và thai nhi. Để bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, bài viết xin chia sẻ những điều cần biết về bệnh tiểu đường trong thai kỳ.

Thế nào là bệnh tiểu đường thai kỳ?

Bệnh tiểu đường là khi nội thiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động có thể con người hay cơ thể không chuyển hóa tốt insulin. Trong quá trình mang thai, nhau tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển, Tuy nhiên, những nội tiết tố này lại ảnh hưởng đến tính năng hữu ích của insulin của người mẹ. Đây có thể được coi là trường hợp “kháng insulin”. Nếu mức insulin và lượng đường huyết cùng đạt chuẩn thì lượng đường trong máu sẽ ở mức an toàn. Đối với trường hợp mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì lượng đường trong máu không được insulin kiểm soát. Vì thế cần phải giảm lượng đường hoặc làm tăng lượng insulin để có thể tạo sự cân bằng.

Cách chuẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Theo chuyên gia ngành Hộ sinh của trường Cao đẳng Dược TPHCM, quá trình kiểm tra sàng lọc được yêu cầu theo sự hướng dẫn của bác sĩ trong tuần thai thứ 26-28.

Những công cụ để chẩn đoán thông thường là kiểm tra lượng đường, GCT, hay phương pháp kiểm tra mức độ dung nạp đường glucose, OGTT. Xét nghiệm mẫu máu để kiểm tra lượng đường glucose . Sau một tiếng đồng hồ tiếp theo sẽ xét nghiệm lại mẫu máu sau khi uống nước có nhiều đường.

Kết quả kiểm tra đầu tiên dùng để xác nhận lại chuẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ có phải cần có thêm xét nghiệm mức độ dung nạp đường glucose trong thời gian 2 tiếng đồng hồ. Lượng đường huyết được đo bằng millimoles trên một lít máu. Lượng đường huyết bình thường là ở mức 4-6mmol/L. Hai tiếng sau khi ăn, trung bình sẽ đo được là 4-7mmol/L. Lý tưởng nhất là lượng đường huyết được giữ ở mức bình thường . Bên cạnh đó, phương pháp đơn giản hơn là có thể qua việc kiểm tra lượng đường từ nước tiểu.

Tiểu đường thai kỳ có triệu chứng gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ rất khó phát hiện, bạn có thể không biết cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Một số trường hợp có những triệu chứng tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. Những triệu chứng thường thấy như:

+ Thường xuyên khát nước và có nhu cầu bổ sung nước vào nửa đêm

+Đi tiểu ra nhiều nước và tiểu nhiều lần so với nhu cầu của một phụ nữ mang thai bình thường

+ Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh bằng những loại thuốc và kem thông thường

+ Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức. Những vết thương, vết trầy xước hay những vết đau khó lành.

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

Nếu không kiểm soát, lượng đường thừa trong máu sẽ làm thai nhi phát triển khá to. Vì phải tương thích với lượng đường tăng qua nhau thai đến nguồn cung cấp máu, thai nhi sẽ tăng tiết lượng insulin để tiêu thụ lượng đường này và dự trữ năng lượng dưới lớp mỡ của thai nhi. Đây là lý do khiến bé mới sinh có cân nặng trên mức trung bình.

Đặc biệt, trong 4-6 tiếng đồng đồ sau khi sinh là bé dễ bị chứng hypoglycaemia -hiện tượng giảm đường huyết. Chính vì thế, bé cần phải thường xuyên được xét nghiệm sau khi sinh cho đến khi lượng đường huyết được ổn định và tiếp tục đều đặn trong suốt 24 tiếng đầu tiên. Bên cạnh đó, bệnh này cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ bầu.

 

Facebook Comments
Rate this post