Trong những năm gần đây, hạt chia trở thành một loại thực phẩm dinh dưỡng được nhiều người sử dụng. Hãy tìm hiểu về tác dụng của hạt chia trắng và đen trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Giá trị dinh dưỡng của hạt chia trắng và đen
Hạt chia là hạt của cây Salvia Hispaniola, cùng thuộc họ với các loại cây thảo mộc như húng quế, bạc hà và có nguồn gốc ở khu vực nam Mexico, Bolivia và Guatemala. Cây chia được trồng nhiều với chất lượng hạt chia tốt nhất ở Úc và Mỹ. Bởi vì ở 2 nước này có đầy đủ các điều kiện về đất đai, khí hậu giúp cho cây chia sinh trưởng và phát triển tốt.
Hạt chia rất nhỏ và có màu không đồng nhất pha trộn giữa trắng và đen, còn có những vằn, sọc, bề mặt hạt sáng bóng. Khi tiếp xúc với nước hạt chia sẽ nở ra và kết lại thành dạng gel sệt. Hạt có hương vị nhẹ, có thể dễ dàng kết hợp với thực phẩm và đồ uống như nước sốt, ngũ cốc, các món cơm, rau, sữa chua hoặc đồ ăn.
Tuy có kích thước nhỏ bé nhưng trong hạt chia chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như axit béo omega-3, cùng hàm lượng cao chất chống oxy hóa, kẽm, sắt, magie, canxi, chất xơ và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể. Màu sắc hạt chia không ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng và công dụng của chúng.
Lượng chất xơ cao
Hạt chia cung cấp nguồn chất xơ lý tưởng cho cơ thể con người. Trong 28 gam hạt chia chứa tới 11 gam chất xơ, hàm lượng này đạt chỉ tiêu nhu cầu chất xơ được khuyến nghị sử dụng hằng ngày. Theo thống kê, hàm lượng chất xơ trong 100 gram hạt chia cao gấp 1,6 lần lúa mạch; 2,3 lần yến mạch và 8,3 lần so với ngô.
Bổ sung Omega-3
Hạt chia chứa hàm lượng omega – 3 khá dồi dào, thậm chí cao hơn loại cá béo chúng ta vẫn thường sử dụng. Omega – 3 đã được chứng minh là rất tốt cho hoạt động của tim mạch và não bộ.
Những tác dụng tuyệt vời của hạt chia trắng và đen
Xem thêm: Tìm hiểu 1 hạt hạnh nhân bao nhiêu calo và ăn thế nào để không béo
Cung cấp Vitamin B1 và vitamin B3
Mỗi thìa cà phê hạt chia sẽ cung cấp khoảng 12% hàm lượng vitamin B3 và vitamin B1 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Các loại vitamin này đều có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành năng lượng, trao đổi chất béo và đảm bảo hệ thần kinh hoạt động ổn định.
Nguồn selen dồi dào
Trong một muỗng hạt chia chứa khoảng 15,5 microgam selen, chiếm 22% lượng selen cần thiết mỗi ngày. Chất selen có vai trò như một chất chống oxy hóa có tác dụng hạn chế các gốc tự do gây hại cho tế bào. Thêm vào đó, thành phần này cũng giúp cơ thể hấp thụ vitamin E một cách tốt hơn.
Những tác dụng của hạt chia trắng và đen
Hiện nay, hạt chia được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam bởi vì có những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.:
Giúp hệ tim mạch khỏe
Trong hạt chia có tới 20% là Omega 3 ALA giúp làm giảm lượng cholesterol xấu và duy trì chức năng hệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim. Bên cạnh đó, hạt chia còn có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh nguy cơ bị xơ vữa thành động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp. Do đó, bạn hãy thường xuyên sử dụng hạt chia để ổn định huyết áp và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tim mạch khác.
Hỗ trợ giảm cân
Khả năng hấp thụ nước của hạt chia gấp 16 lần so với trọng lượng nhỏ bé của chúng. Vì vậy khi uống nước hạt chia bạn sẽ có cảm giác no lâu và điều này giúp cơ thể hấp thụ ít lượng calo hơn.
Bạn có thể cắt giảm lượng thức ăn bằng cách kết hợp hạt chia với sữa chua để làm tăng cảm giác no khi ăn. Không chỉ vậy, hạt chia còn hỗ trợ quá trình đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể diễn ra nhanh chóng.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Khi hạt chia ngâm nước sẽ nở lớn và tạo ra lớp gel mềm do chất xơ hòa tan. Chính lớp gel này giúp cho chất đường trong bao tử hấp thụ chậm hơn và làm cho trị số glycemic index thấp đi, đồng thời giúp cơ thể tránh bị tiểu đường. Ngoài ra, chất xơ trong hạt chia giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Những tác dụng tuyệt vời của hạt chia trắng và đen
Xem thêm: Bạn có biết hạt chia ngâm nước nóng hay lạnh không?
Giúp tóc và móng tay khỏe
Trong hạt chia có nguồn Omega 6 ALA tương đối khá cao và chất chống oxy hóa cực tuyệt vời. Do đó có tác dụng tốt đối với việc tăng cường và giúp tóc và móng tay phát triển khỏe.
Chống loãng xương
Một số thành phần dinh dưỡng trong hạt chia như kẽm, magie, calcium, photpho… giúp cho xương chắc khỏe và chống loãng xương hiệu quả. Việc bổ sung hạt chia trong khẩu phần ăn mỗi ngày có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ tốt cho bệnh loãng xương. Đặc biệt với người lớn tuổi, khi hàm lượng hormone estrogen ít đi sẽ khiến cho quá trình điều tiết canxi trong máu mất đi sự cân bằng, dẫn đến tình trạng loãng xương.
Làm chậm quá trình oxy hóa
Chất đạm và Omega 3 ALA trong hạt chia giúp cho cơ thể hạn chế được tình trạng lão hóa. Đồng thời giúp loại bỏ được độc tố trong cơ thể, nhờ đó làn da được hồng hào và khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng protein trong hạt chia cũng giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa như sạm da, nếp nhăn, giúp cho mái tóc luôn chắc khỏe và suôn mượt tự nhiên.
Cung cấp năng lượng, giúp tăng cường sức bền
Hạt chia trắng và đen có chứa nhiều vitamin khoáng chất khác như sắt, kali, magie, canxi, photpho… giúp cung cấp nguồn năng dồi dào cơ thể để hoạt động mỗi ngày. Thêm vào đó, trong hạt chia còn có lượng protein khá cao để tăng cường lượng Kcal. Do đó, loại hạt này được đa số các vận động viên đều thích sử dụng để tăng khả năng phục hồi cơ bắp và tăng sức bền.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Hạt chia đen chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho thai nhi gồm sắt, magie, canxi, photpho, vitamin A và Omega 3. Đặc biệt, Omega-3 là một hợp chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Còn chất folate trong hạt chia giúp cho hệ thần kinh và não bộ phát triển.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn
Nhờ hàm lượng chất xơ cao, hạt chia trắng giúp kích thích sản sinh vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, từ đó cơ thể dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Hạt chia cũng giúp các hoạt động của đường ruột diễn ra hiệu quả hơn, loại bỏ các cholesterol bị dính lại ở thành ruột và các chất độc trong cơ thể một cách tự nhiên. Vì vậy, việc sử dụng hạt chia sẽ có tác dụng phòng ngừa táo bón, ung thư ruột già, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột và tiêu hóa.