Hạt chia để được bao lâu? Bật mí cách bảo quản hạt chia đảm bảo dinh dưỡng

Những năm gần đây, hạt chia trở thành một loại thực phẩm dinh dưỡng được nhiều người sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, có nhiều người chưa biết hạt chia để được bao lâu và các bảo quản ra sao. Hãy tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

Hạt chia để được bao lâu?

Khi mua hạt chia về sử dụng thì chắc hẳn nhiều người sẽ băn khoăn hạt chia để được bao lâu? 

Hạt chia chưa được chế biến

Đối với các loại hạt chia chưa chế biến, được để ở nơi khô ráo, thoáng mát thì thời hạn sử dụng mà nhà sản xuất khuyến cáo thường kéo dài từ 1 – 2 năm kể từ ngày sản xuất.

Hạt chia đã qua chế biến

Với hạt chia đã qua chế biến như ngâm với nước thì bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và để được khoảng trong vòng 1 ngày. Bên cạnh đó, nếu bạn để hạt chia đã chế biến ở môi trường bên ngoài thì sẽ để được từ 5 – 6 tiếng.

Hạt chia đã ngâm nước nở thành gel

Khi hạt chia đã ngâm nước và nở thành một hỗn hợp sền sệt, bạn nên cho vào trong hũ đựng. Ngoài ra, bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô hoặc ly đựng hạt chia ngâm và cho vào ngăn mát tủ lạnh sẽ có thời hạn dùng trong vòng 1 tuần.

Hạt chia đã được xay nhuyễn

Đối với hạt chia sau đã xay nhuyễn, bạn nên cho hạt chia vào trong hũ đựng, đậy kín nắp và cho vào ngăn mát tủ lạnh để được khoảng từ 3 ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng hạt chia xay nhuyễn cho các bé ăn dặm thì nên xay một lượng vừa phải và sử dụng hết trong 3 ngày. Bởi nếu để hạt chia quá lâu sẽ không còn giữ được chất dinh dưỡng.

Hạt chia để được bao lâuHạt chia để được bao lâu?

Xem thêm: Những lợi ích không ngờ của hạt chia với bà bầu

Cách nhận biết hạt chia bị mốc hỏng

Trong hạt chia có chứa một lượng chất béo, chất này rất dễ bị oxy hóa nên nếu không bảo quản kỹ sẽ dễ dàng bị hỏng, mốc. Đặc biệt, khi bạn để hạt chia ở những nơi ẩm thấp hoặc để hạt bị ướt thì càng nhanh hỏng hơn.

Để nhận biết hạt chia bị hỏng, mốc, bạn nên chú ý các dấu hiệu sau đây:

  • Trong hạt chia có lượng dầu tự nhiên nên khi bị mốc, bạn sẽ ngửi thấy mùi mốc, mùi dầu. Nếu để ý kĩ hơn sẽ thấy các đốm trắng li ti trên bề mặt hạt.
  • Khi thấy các loại côn trùng như sâu, mọt… bò vào bên trong hũ hoặc túi đựng hạt chia thì bạn nên bỏ chúng ngay. Vì lúc này hạt chia đã bị ăn sâu và nhiễm khuẩn nên sẽ dễ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Khi thấy hạt chia đổi sang màu nâu cánh gián hoặc màu vàng thì không nên sử dụng bởi các hạt này thường còn non và chất lượng hạt kém.

Khác với các loại nguyên liệu, trái cây, những phần bị hư bạn chỉ cần bỏ hoặc tách riêng phần bị hư ra là có thể dùng tiếp. Nhưng với hạt chia, nếu thấy dấu hiệu bị hỏng, mốc thì nên bỏ ngay chứ không nên sử dụng tiếp.

Lý do là vì bên trong hạt chia có chứa các chất dinh dưỡng và lượng dầu tự nhiên nên khi đã bị hỏng mốc thì các vitamin bị mất đi, các chất đã bị biến đổi và hạt cũng dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, khi ăn vào sẽ tích tụ trong cơ thể các chất độc hại.

Cách bảo quản hạt chia đúng chuẩn

Để hạt chia giữ được đầy đủ các dưỡng chất và đảm bảo chất lượng thì bạn hãy áp dụng cách bảo quản dưới đây.

  • Hạt chia khô: Đối với hạt chia khô thì bạn cần để ở nơi thoáng mát và lưu ý tránh ánh nắng trực tiếp hay những nơi ẩm thấp. Nếu túi hạt chia đã bóc ra và sử dụng dở thì có thể cho chỗ còn lại vào hộp kín và bảo quản trong ở nhiệt độ thấp. Tốt nhất bạn nên đậy kín túi/ hũ đựng rồi để trong ngăn mát tủ lạnh thì thời gian bảo quản của hạt sẽ từ 1 – 2 năm giống với thời hạn trên bao bì.
  • Hạt chia ngâm với nước đã nở thành gel: Nếu như bạn đã ngâm hạt chia nở ra mà chưa dùng hết thì có thể cho vào hộp thủy tinh đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh. Lưu ý chỉ nên sử dụng trong 1 tuần để đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng trong hạt chia.
  • Hạt chia đã được xay nhuyễn: Nếu là hạt chia đã xay nhỏ nhưng chưa dùng hết thì có thể cho vào hộp đậy kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Hạt chia rất giàu chất dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe và thể lực. Bạn có thể kết hợp hạt chia với một số loại thực phẩm và đồ uống khác để tạo ra món ăn ngon, bổ dưỡng.

Hạt chia để được bao lâuHạt chia để được bao lâu?

Xem thêm: Hạt chia làm gì ngon? Gợi ý những công thức chế biến hạt đơn giản

Một số tác hại khi sử dụng quá nhiều hạt chia

Nếu sử dụng quá nhiều hạt chia trong ngày sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Gây dị ứng

Có một số người bị dị ứng với thành phần trong hạt chia và gây ra các triệu chứng như nôn mửa, rát lưỡi, tiêu chảy… Bên cạnh đó, hàm lượng protein trong hạt chia có thể gây dị ứng, nhất là với những người có tiền sử về dị ứng hạt vừng hoặc hạt cải thì nên dùng thử trước một ít hạt chia xem có bị dị ứng không.

Gây đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy nhẹ

Khi dùng hạt chia có thể xảy ra các tình trạng như trướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn… Nguyên nhân là hạt chia chưa ngậm đủ nước nên khi vào cơ thể chúng sẽ trương ra và gây khó chịu. Khi gặp tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước sẽ nhanh chóng khắc phục đầy hơi, trướng bụng.

Ngoài ra, hạt chia chứa nhiều chất xơ giúp chống được tình trạng táo bón, nhưng nếu ăn quá nhiều thì có thể sẽ bị tiêu chảy. Đối với những người mắc bệnh về đường ruột như viêm ruột từng vùng hoặc viêm loét đại tràng thì nên cân nhắc khi sử dụng hạt chia. 

Hạ đường huyết

Một trong các công dụng của hạt chia là giúp hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu người bình thường dùng quá nhiều hạt chia sẽ dẫn đến hạ đường huyết và gây ra hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi…

Hạ huyết áp

Những người bệnh huyết áp hoặc đang sử dụng thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hạt chia. Bởi những người này khi dùng quá nhiều hạt chia sẽ khiến máu loãng ra, làm giảm huyết áp và điều này gây tổn hại đến sức khoẻ.

Có thể bị gây nghẹt thở

Hạt chia có thể làm tăng nguy cơ gây nghẹn, nhất là ở những người gặp chứng khó nuốt. Bởi loại hạt này khi gặp nước sẽ nở và tăng trọng lượng, do đó nếu chưa được ngâm nở đủ thời gian thì khi ăn vào sẽ phình to trong cổ họng và dẫn đến nghẹt thở.

Phản ứng với các thuốc

Khi tiêu thụ quá nhiều hạt chia sẽ làm tăng tương tác với thuốc điều trị huyết áp và tiểu đường. Hạt chia khi dùng không đúng liều lượng có thể gây ra các bệnh hạ huyết áp, tăng đường máu…

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được hạt chia để được bao lâu và cách bảo quản để giữ chất lượng.

Facebook Comments
Rate this post